Thứ Hai, 2 tháng 8, 2010

BÁC SĨ QUÁCH TUẤN VINH



BÁC SĨ QUACH TUẤN VINH ĐANG KHÁM BỆNH TẠI PHÒNG KHÁM

TRUNG TÂM CẤY CHỈ - PHCN MINH QUANG

LÀ CƠ SỞ Y TẾ ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT SỬ DỤNG CHỈ KHÂU PHẪU THUẬT CẤY GHÉP VÀO HUYỆT ĐẠO

ĐỊA CHỈ: SỐ 10 D LÝ NAM ĐẾ - HÀ NỘI

ĐIỆN THOẠI:0984 101 269
EMAIL: qtvinh@caychi.com.vn
Web: caychi.com.vn

GIÁM ĐỐC: THẤY THUỐC ƯU TÚ - BÁC SĨ QUÁCH TUẤN VINH

TÌM HIỂU VỀ HEN PHẾ QUẢN

Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí (phế quản), trong đó giữ vai trò là nhiều tế bào và nhiều thành phần của tế bào. Viêm mạn tính đi kèm với sự quá nhạy cảm của đường dẫn khí dẫn đến các cơn suyễn tái đi tái lại của các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, đặc biệt xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm. Các cơn suyễn đi kèm với việc lan rộng – nhưng rất thay đổi – của sự tắc nghẽn đường dẫn khí bên trong phổi mà thường là hồi phục tự nhiên hay do điều trị.

Hen suyễn là một bệnh lý mạn tính trên đường dẫn khí ở phổi. Các đường dẫn khí này cũng được gọi là các phế quản (ngày xưa gọi là cuống phổi). Hen suyễn là một bệnh mạn tính - bệnh mạn tính có nghĩa là nó không bao giờ mất đi cả.

Hen suyễn có thể rất trầm trọng. Lấy ví dụ tại Mỹ, mỗi năm hen suyễn gây ra khoảng 5.000 ca tử vong, 2 triệu lần phải cấp cứu, và 500.000 trường hợp phải nhập viện mỗi năm. Hơn nữa, có bằng chứng ngày càng gia tăng là nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, hen suyễn có thể gây suy giảm dài hạn chức năng phổi (suy hô hấp mạn tính).

Hen suyễn là một bệnh lý có hai vấn đề chủ yếu xảy ra sâu bên trong đường dẫn khí của phổi.

* Co thắt đường dẫn khí Các cơ quanh đường dẫn khí siết chặt hay thắt chặt lại với nhau. Sự co thắt này cũng còn gọi là “co thắt phế quản”, và có thể gây cản trở không cho không khí được hít vào hay thở ra tại phổi.

* Viêm đường dẫn khí Nếu bị hen suyễn đường dẫn khí ở phổi luôn luôn bị viêm, và trở nên sưng nhiều hơn và kích ứng khi bắt đầu có hen suyễn. Bác sĩ của bạn có thể gọi sự sưng này là “viêm”. Viêm có thể làm giảm lượng không khí mà bạn có thể hít vào hay thở ra khỏi phổi của bạn. Trong một số trường hợp, các tuyến nhầy trên đường dẫn khí tiết quá nhiều chất nhày đặc, và hệ quả là làm tắt nghẽn đường dẫn khí. Lúc này bạn có cảm giác ngộp thở dù bạn đang ở nơi đầy không khí.



Sự co thắt và viêm đường dẫn khí đồng thời gây thu hẹp đường dẫn khí, có thể làm thở khò khè, co kéo – cò cữ, thắt chặt lồng ngực, hoặc thở hổn hển. Ở người bị hen suyễn, đường dẫn khí bị viêm ngay cả khi không có những triệu chứng. Trong hình bên dưới, hình bên trái thể hiện phế quản bình thường - lòng phế quản thông thoáng - khí thở lưu thông dễ dàng; hình bên phải thể hiện phế quản bị suyễn - lòng phế quản hẹp - khí thở lưu thông khó khăn.


Nói chung, có hai loại thuốc để điều trị bệnh suyễn – thuốc dự phòng và thuốc cắt cơn nhanh (cũng còn gọi là “thuốc cấp cứu”). Các thuốc dự phòng, như corticosteroid dạng hít, được sử dụng hàng ngày để giảm viêm và ngăn chặn những triệu chứng xảy ra. Các thuốc cắt cơn nhanh được sử dụng để giảm co thắt các cơ đường hô hấp trong cơn hen suyễn.

CẤY CHỈ CHỮA HEN PHẾ QUẢN


 Ảnh: Bác sĩ Quách Tuấn Vinh đang khám bệnh cho BN Vũ THị L.


Bệnh nhân Vũ Thị L. (1948)
Bác sĩ, nguyên giám đốc bệnh viện huyện Vĩnh Bảo – Hải Phòng.
Bệnh nhân mắc bệnh viêm xoang và hen phế quản. Năm 2009 cơn hen tái phát liên tục phải vào viện điều trị tại BV Bạch Mai 39 ngày, sau ra viện 7 ngày cơn hen tái phát lại vào viện Việt Tiệp – Hải Phòng điều trị tiếp.
Ngày 23.07.2009, xe cứu thương bệnh viện Vĩnh Bảo chuyển bệnh nhân đến Trung tâm cấy chỉ – PHCN Minh Quang trong tình trạng cơn khó thở nặng. Bệnh nhân được cấy chỉ điều trị hen, ngay sau cấy chỉ bệnh nhân thấy hết khó thở.
Đến tháng 09.2009, bệnh nhân đã được cấy chỉ 4 lần. Từ khi cấy chỉ cơn hen không tái phát, toàn trạng khá hơn trước nhiều.

Bệnh nhân Nguyễn Thị T.(1954)
Địa chỉ: Vũng Tàu.
Bệnh nhân mắc bệnh hen phế quản từ nhỏ. Năm 1985 được BS Quách Tuấn Vinh điều trị bằng phương pháp cấy chỉ 3 lần. Sau đó bệnh nhân chuyển công tác vào phía Nam. Bệnh ổn định, không bị hen nữa, đã xây dựng gia đình.
Đến 2008, bệnh tái phát. Ngày 25.03.2008, bệnh nhân đến Trung tâm cấy chỉ – PHCN Minh Quang điều trị tiếp. Sau điều trị, bệnh ổn định.
Đánh giá kết quả: Tốt.

Bệnh nhân Hoàng Bích V. (1978)
Địa chỉ: Châu Long – Hà Nội.
Cách vài năm, bệnh nhân đã bị viêm phế quản kèm khó thở, điều trị bằng thuốc khỏi. Năm 2007 thấy khó thở thành cơn, khám thấy có rales phế quản. Được điều trị bằng phương pháp cấy chỉ catgut từ 09.09.2007 đến 02.11.2007 được 3 lần. Ngay sau điều trị lần 1, bệnh nhân thấy hết khó thở sau 3-4 ngày. Hiện bệnh ổn định, chưa thấy tái phát.

Bệnh nhân Cao Thị H. (1955)
Địa chỉ: Tổ 23 Phường Kim Tân – Thành Phố Lào Cai.
Bệnh nhân mắc nhiều bệnh như hen phế quản, viêm mũi dị ứng cách đây 20 năm. Gần đây mắc thêm bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng và cổ. Đã khám và điều trị nhiều cơ sở y tế. Đã từng được giáo sư đông y ở Vân Nam – Trung Quốc khám và điều trị, bệnh chỉ thuyên giảm chút ít.
Tháng 09.2009 bệnh nhân đến khám và điều trị. Ngay sau cấy chỉ lần đầu tiên, cơn hen hết hẳn. Theo dõi đến 03.2010 không thấy tái phát. Viêm mũi dị ứng ổn định, không hắt hơi sổ mũi. Hết đau lưng, tê chân tay.